Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

01/08/2013
Cỡ chữ:     Tương phản
 
I. Công tác triển khai, thực hiện Nghị quyết số 49. Tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa là quyền năng pháp lý và là nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định trong chương XXI Bộ Luật tố tụng hình sự và chương III Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án...

Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

            Viện KSND tỉnh Quảng Ninh

I. Công tác triển khai, thực hiện Nghị quyết số 49.

Tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa là quyền năng pháp lý và là nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định trong chương XXI Bộ Luật tố tụng hình sự và chương III Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Nó không chỉ là sự đánh giá kết quả của cả giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn xét xử; nó bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng nhằm bảo đảm cho việc xét xử của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nhận rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tranh tụng tại phiên tòa và để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền năng pháp lý theo quy định của pháp luật. Năm 2002 ngành kiểm sát Quảng Ninh đã chỉ đạo VKS 2 cấp tổ chức tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng THQCT và tranh tụng cho kiểm sát viên; thông qua rút kinh nghiệm, trình độ, năng lực thực tiễn của KSV tại phiên tòa đã từng bước được nâng lên.

 Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02.6.2005  của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, VKSQN càng nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Do đó, hàng năm, ngành Kiểm sát Quảng Ninh đều tổ chức quán triệt trong toàn ngành để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của VKS nói chung; vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên nói riêng trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử và tranh tụng tại phiên tòa, không ngừng học tập, rút kinh nghiệm Nâng cao chất lượng THQCT & KSXX đặc biệt là nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa.

Cùng với việc tổ chức, quán triệt thực hiện Nghị quyết, trên cơ sở kết quả kinh nghiệm tổ chức tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của những năm trước, ngành kiểm sát Quảng Ninh đã chủ động đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT, KSXX và chất lượng tranh tụng tại  phiên tòa như: đào tào, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ kiểm sát viên; Thực hiện thông khâu KSĐT & KSXX; Lựa chọn, bố trí những kiểm sát viên có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp làm công tác THQCT & KSXX, tạo điều kiện cho KSV được nắm chắc hồ sơ ngay từ giai đoạn điều tra vụ án, chủ động hơn cho việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa; trong đó chú trọng nâng cao chất lượng bản luận tội, tranh luận, đối đáp và tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm cho kiểm sát viên về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa, trong kế hoạch hàng năm, Viện kiểm sát Quảng Ninh đều xác định “tổ chức tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm cho kiểm sát viên và nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV” là một chỉ tiêu thi đua của các đơn vị; mỗi kiểm sát viên phải được tham dự, rút kinh nghiệm phiên tòa ít nhất 01 lần/1 năm. Giao cho phòng 3 theo dõi việc thực hiện chuyên đề, tham mưu cho lãnh đạo viện mỗi quý thông báo rút kinh nghiệm chung toàn ngành 01 lần. Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá những việc làm tốt, những việc còn thiếu sót, tồn tại và tập huấn kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự để năng cao trình độ nghiệp vụ cho Kiểm sát viên;

Từ 7.2005 đến 31.5.2013 đã ban hành 101 thông báo rút kinh nghiệm; tổ chức 01 hội nghị sơ kết chuyên đề Luận tội (2009), tổ chức 2 hội nghị sơ kết thực hiện chuyên đề Nâng cao chất lượng THQCT, KSXX và Tranh luận, đối đáp tại phiên tòa hình sự (2010 và 2013); tổ chức 2 hội nghị tập huấn kỹ năng THQCT, KSXX án hình sự và nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm (2012, 2013).   

Từ việc tổ chức cho kiểm sát viên trong đơn vị tham dự, rút kinh nghiệm phiên tòa, đến nay một số đơn vị trong ngành đã phối hợp với Tòa án, Đoàn Hội thẩm nhân dân tổ chức tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm chung cho cả kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm; cấp tỉnh dự phiên tòa của cấp huyện và cấp huyện dự phiên tòa của cấp tỉnh để cùng rút kinh nghiệm phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót, tồn tại nhằm nâng cao chất lượng THQCT, KSXX và tranh tụng tại phiên tòa. Sau phiên tòa đã tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những ưu điểm, chỉ ra những thiếu sót tồn tại và xếp loại KSV THQCT theo 4 mức: Giỏi, Khá, Trung bình và yếu

Trên cơ sở kế hoạch công tác năm và ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng tỉnh, một số đơn vị đã linh hoạt, đa dạng hóa việc nâng cao trình độ tranh tụng cho kiểm sát viên như: Ghi âm, ghi hình sau đó về đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, hoặc tổ chức phiên tòa nội bộ tại cơ quan để KSV đối đáp, trả lời những quan điểm trái chiều do Lãnh đạo viện hoặc các KSV khác đưa ra. Điển hình là VKS Quảng Yên, Hải Hà, Vân Đồn.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm cho kiểm sát viên và đánh giá đúng chất lượng THQCT, KSXX và chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa, 6 tháng đầu năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên”; xây dựng biểu chấm điểm từng nội dung từ tư thế tác phong, đeo mang trang phục, đọc các trạng, luận tội, đặt câu hỏi, tham gia xét hỏi, luận tội, tranh luận đối đáp và kiểm sát biên bản phiên tòa của kiểm sát viên.

 Tính đến nay, cả hai cấp đã tổ chức tham dự, rút kinh nghiệm 1023 phiên tòa/1023 lượt KSV theo tinh thần cải cách tư pháp. 

 Thông qua việc thực hiện chế độ thông khâu KSĐT, KSXX và thông qua tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm, công tác THQCT, KSXX; vai trò, vị thế của kiểm sát viên ngày càng được nâng lên rõ nét, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Kiểm sát viên được phân công THQCT, KSXX đã nắm chắc những tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, dự kiến được những tình huống có thể xẩy ra, dự thảo đề cương xét hỏi và luận tội, vì vậy tại phiên tòa kiểm sát viên đã bình tĩnh, tự tin, thể hiện tác phong chững chạc, theo dõi chặt chẽ diễn biến phiên tòa, đấu tranh xét hỏi làm rõ thêm các nội dung, tình tiết của vụ án; tranh tụng mạch lạc, rõ ràng; tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo, quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng bảo đảm dân chủ với Luật sư và những người tham gia tố tụng khác; bảo vệ thành công quyết định truy tố của VKS, giúp cho Hội đồng xét xử ra Bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không có trường hợp nào Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội. đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Nhiều phiên tòa được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Điển hình là các phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Tiến Phương (CĐP), phạm các tội “Giết người”, “Che giấu tội phạm”, “Không tố giác tội phạm”; xét xử bị cáo Lu Minh Cheng (CĐP), phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” (7.981,665 Kg nhựa cần sa); xét xử vụ án Vũ Thị Chín, phạm tội “Giết người”; xét xử bị cáo Ngô Văn Trang (CĐP) phạm tội “Cướp tài sản”.v.v.

Có được những kết quả nêu trên là do:

- Trong những năm qua, ngành kiểm sát Quảng Ninh đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC, quy chế của ngành và đặc biệt là quán triệt và thực hiện NQ số 08 và NQ số 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.

- Thường xuyên tranh thủ được sự Lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, của Viện trưởng VKSTC; bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương; tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính quyền địa phương, của các vụ nghiệp vụ VKSTC, trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát Hà Nội (nay là trường Đại học kiểm sát Hà Nội) và Sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành có liên quan, đặc biệt là sự phối hợp giữa VKS với các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, hội nhập quốc tế cho cán bộ, Kiểm sát viên nhằm đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay

- Xây dựng được một đội ngũ Kiểm sát viên ở cả 2 cấp kiểm sát đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao trước công việc. Việc bố trí cán bộ ở các khâu công tác bảo đảm tính kế thừa với năng lực, sở trường để phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng của cán bộ, Kiểm sát viên.

II. Những vướng mắc, bất cập.

+ Mặc dù Nghị quyết của Bộ Chính trị ra đời nhiều năm nay nhưng hệ thống pháp luật chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể, chưa có sự nhận thức thống nhất về vấn đề tranh tụng tại phiên tòa - điểm nhấn của cải cách tư pháp, vấn đề trọng tâm lại chưa được thể hiện thành nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự. Bản chất, nội dung, chủ thể, phạm vi tranh tụng vẫn đang còn nhiều quan điểm bàn cãi. Vì vậy, mỗi cấp Tòa án, mỗi Thẩm phán, Kiểm sát viên có nhận thức và cách thức điều hành phiên tòa khác nhau: Có chủ tọa chỉ tạo điều kiện dân chủ cho các bên trong giai đoạn tranh luận, còn ở giai đoạn bắt đầu phiên tòa, giai đoạn xét hỏi thì vai trò chính vẫn thuộc chủ tọa phiên tòa. Kiểm sát viên, luật sư chỉ hỏi mang tính chất bổ sung.  

+ Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cũng như văn bản pháp luật khác chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tranh luận. Ví dụ: quy định về sự có mặt của những người tham gia tố tụng: Trong mọi trường hợp, Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Nhưng nếu người bào chữa, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác vắng mặt thì vẫn có thể tiến hành xét xử. 

+ Tỷ lệ số vụ án có Luật sư, người bào chữa tham gia không nhiều (dưới 20%), trong đó 50% là Luật sư chỉ định nên việc tranh luận là rất ít, mà thường chỉ đề nghị xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Chính vì vậy mà Kiểm sát viên (đặc biệt ở cấp huyện) ít được tiếp xúc, nghe việc tranh luận, đối đáp để học hỏi dẫn đến thiếu kinh nghiệm trong đối đáp, tranh luận.  

+ Một số kiểm sát viên hạn chế trong việc nghiên cứu, thiếu kinh nghiệm, nghiên cứu hồ sơ không sâu nên khi xét hỏi không sát, thiếu sắc bén, tính thuyết phục chưa cao, có lúc bị động trong phiên tòa có nhiều Luật sư dẫn đến chất lượng hạn chế. 

            + Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa vẫn còn tình trạng không tạo điều kiện cho KSV và Luật sư tranh luận, mà tự mình điều hành, hạn chế việc tranh luận của các bên.   

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác xét xử của Tòa án còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được cho yêu cầu công tác.

III. Giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng THQCT & KSXX, đặc biệt là chất lượng  tranh tụng tại phiên toà, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo các Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đề ra các giải pháp sau:

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 08, Nghị quyết số 49, kết luận số 79 /KL - TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Viện trưởng VKSTC về nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp.

- Phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự trong quá trình tranh tụng tại phiên toà nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

- Bố trí Kiểm sát viên làm công tác THQCT & KSXX ở cả 2 cấp kiểm sát đủ về số lượng, đảm bảo giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao trước công việc, bảo đảm tính kế thừa để phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng của cán bộ, Kiểm sát viên.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, hội nhập quốc tế cho cán bộ, Kiểm sát viên nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay.

- Tiếp tục tổ chức cho kiểm sát viên tham dự, rút kinh nghiệm sau phiên toà; tập huấn, thông báo rút kinh nghiệm theo chuyên đề để đúc rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện và ứng dụng có hiệu quả các chuyên đề “Nâng cao chất lượng THQCT; chuyên đề Luận tội; chuyên đề tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm cho kiểm sát viên; chuyên đề nâng cao chất lượng tranh luận, đối đáp tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự” vào thực tiễn.

IV. Một số đề xuất, Kiến nghị.

- Các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hiện hành cũng như một số văn bản pháp luật hình sự có liên quan theo hướng: Xác định rõ tranh tụng tại phiên tòa là một nguyên tắc của Tố tụng hình sự; Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng, phạm vi tranh tụng...

- Mở rộng phạm vi bào chữa để có nhiều người tham gia bào chữa; Tạo điều kiện cho Luật sư tiếp cận hồ sơ, quy định trách nhiệm của Luật sư.

- Liên ngành Trung ương cần sớm ban hành các Thông tư giải thích, hướng dẫn một số chế định, dấu hiệu trong BLHS như “Chế định phòng vệ chính đáng”, “ khối lượng lớn, giá trị lớn” trong các tội phạm về kinh tế; “Đồng phạm” đối với tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”, “Tàng trữ trái phép chất ma tuý”; “Chống trả một cách cần thiết”...

- Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng phù hợp với hoạt động đặc thù của ĐTV, KSV và Thẩm phán.

- Tổ chức tập huấn chuyên đề chuyên sâu về công tác tranh luận; có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng tranh luận, đối đáp cho KSV.   

- Tổ chức tham dự phiên tòa, đặc biệt tham dự phiên tòa đông bị cáo, có nhiều Luật sư tham gia, phiên tòa xét xử lưu động để rút kinh nghiệm nâng cao trình độ cho kiểm sát viên.

- Phối hợp với Tòa án để 2 ngành tổ chức rút kinh nghiệm một số vụ án hình sự, dân sự... để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót nhằm từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ cho những người tiến hành tố tụng. Đồng thời tổng hợp những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để có hướng dẫn thực hiện cho thống nhất và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm phục vụ tốt hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

 

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/6z3ofTFj_Iw" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN TRÊN ANTV

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006